Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11407727
Trực tuyến: 21

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4165
Gửi lúc 11:21' 08/06/2014
Công trình xanh: ‘Đắt xắt ra miếng"

Tại Việt Nam, xu hướng xây dựng các công trình xanh đã bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều tòa nhà đã đạt chứng nhận là tòa nhà xanh, đặc biệt là các khu resort như Anatara Resort & Spa (Bình Thuận), tòa nhà Diamond Plaza (TP. Hồ Chí Minh)…


Xu thế chung

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, mức tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam chiếm từ 22,4% - 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia. Công trình xanh có thể giúp tiết kiệm tới 30 - 40% năng lượng cho các công trình mới và 15 - 25% năng lượng cho các công trình đang hoạt động. Với mức tiết kiệm này, xây dựng các công trình xanh, thân thiện với môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng đã và đang trở thành xu hướng trên thế giới.

Xét theo tiêu chí của thế giới, một công trình xanh phải bắt đầu từ việc quy hoạch đất, vị trí công trình, diện tích khoảng xanh… đến thiết kế kiến trúc sao cho đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng (TKNL) và tái sử dụng vật liệu thải tối ưu nhất.

Tại Việt Nam, xu hướng xây dựng các công trình xanh đã bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều tòa nhà đã đạt chứng nhận là tòa nhà xanh, đặc biệt là các khu resort như Anatara Resort & Spa (Bình Thuận), tòa nhà Diamond Plaza (TP. Hồ Chí Minh)…

Mặc dù công trình xanh đã trở thành xu hướng của thế giới và một số tòa nhà ở Việt Nam đã được công nhận là tòa nhà xanh nhưng trên thực tế, công trình xanh vẫn chưa phát triển mà nguyên nhân chính là những rào cản từ vốn và công nghệ.

Công trình xanh có thực sự đắt?

Công trình xanh đòi hỏi một số yếu tố đặc thù như thiết kế kiến trúc hoặc đầu tư thiết bị TKNL nên chi phí đầu tư ban đầu cao hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu so sánh với các công trình truyền thống, công trình xanh không thực sự đắt.

GS. Nguyễn Quốc Thông – Phó chủ tịch Hiệp hội kiến trúc sư Việt Nam - cho biết, đúng là chi phí đầu tư ban đầu cho công trình xanh là đắt hơn so với các công trình truyền thống vì đây là loại hình công trình mới ở Việt Nam. Nhưng về lâu dài, khi công nghệ phát triển, chắc chắn chi phí xây dựng loại công trình này sẽ giảm.

Để tiết giảm chi phí, theo GS. Nguyễn Quốc Thông, trước mắt, ta có thể chưa thể làm ở những tòa nhà lớn nhưng có thể làm “xanh hóa” các công trình ở những phạm vi nhỏ như một căn phòng, một căn bếp, đầu tư không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn.

Ông René Martin Larsen, Trường Đại học Bắc Đan Mạch - cho hay, nhà xanh có rất nhiều loại. Ví dụ như với công trình thụ động – loại công trình có thể TKNL chỉ từ cách chọn vị trí, hướng gió và hướng nắng để tòa nhà tự thu nhận ánh sáng, tự làm mát hoặc làm ấm tùy theo mùa thì hoàn toàn không tốn kém, tất cả chỉ nằm trong tư duy và cách thiết kế của kiến trúc sư.

Riêng với loại hình tòa nhà tối ưu hóa hiệu quả năng lượng, ông René Martin Larsen nói: “Khi xây dựng sẽ tốn kém hơn do ta phải đầu tư cho thiết bị và công nghệ TKNL”.

Với việc giá năng lượng có xu hướng tăng lên như hiện nay, ông René Martin Larsen khẳng định: “Về lâu dài, công trình xanh hoàn toàn không quá tốn kém mà thực sự là giải pháp an toàn và tiết kiệm vì trong quá trình vận hành, lượng năng lượng tòa nhà đó tiết kiệm được hoàn toàn có thể bù đắp chi phí bỏ ra ban đầu và thời gian sau đó, công trình đó sẽ sinh lợi nhiều hơn công trình truyền thống”.

Giải bài toán vốn và công nghệ cho công trình xanh, ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM - cho rằng, hiện ECC HCMC đang có những giải pháp đầu tư cho tòa nhà xanh theo hình thức ESCO (công ty ESCO bỏ vốn đầu tư công nghệ với cam kết giúp các công trình TKNL và thu lại lợi nhuận bằng cách chia sẻ hiệu quả TKNL mà công trình đó thu được.

Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM nói: ‘Đây sẽ là giải pháp quan trọng giúp giải bài toán vốn và công nghệ cho các công trình xanh”.

Hiện nay, trong cơ cấu sử dụng năng lượng tại Việt Nam, công trình tòa nhà chiếm khoảng 35-40% trong tổng năng lượng tiêu dùng của cả nước. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng xây dựng của Việt Nam tăng bình quân 15%/năm. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng… các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị được xây dựng mới ngày càng nhiều.

Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của Việt Nam, công trình tòa nhà chiếm khoảng 35-40% trong tổng năng lượng tiêu dùng của cả nước, nhưng tốc độ tăng trưởng xây dựng lại tăng bình quân 15%/năm. Công trình xanh có thể giúp tiết kiệm tới 30 - 40% năng lượng cho các công trình mới và 15 - 25% năng lượng cho các công trình đang hoạt động.

Bảo Anh


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website