Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11408166
Trực tuyến: 20

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 14211
Gửi lúc 05:21' 07/04/2016
Nhiều lò đốt rác phát thải dioxin vượt mức 5.000 lần

Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho thấy, nhiều lò đốt rác thải trên cả nước có hàm lượng dioxin cao gấp nhiều lần mức cho phép, thậm chí có nơi cao gấp 5.000 lần.

lò đốt rác sinh hoạt, phát thải dioxin vượt mức, Bộ TN&MT
Nhiều lò đốt rác thải sinh hoạt phát thải hàm lượng dioxin vượt mức tiêu chuẩn cả ngàn lần.

Thông tin từ Bộ TN&MT cho hay, kết quả phân tích hàm lượng dioxin/furan trong mẫu khí thải lò đốt tại 2 lò đốt tại miền Bắc cho thấy, hàm lượng dioxin và các hợp chất tương tự dioxin (viết tắt là DRCs) cao gấp nhiều lần mức cho phép, thậm chí có nơi cao gấp 5.000 lần.

Trong khi đó, trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) đã lấy mẫu tại một số lò đốt, cơ sở xử lí rác thải tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hoá và TP. Hồ Chí Minh để phân tích hàm lượng dioxin dựa trên 29 chỉ tiêu. Kết quả, có 7/18 mẫu khí thải có hàm lượng TEQ (giá trị trung bình) cao vượt ngưỡng, trong đó nhiều mẫu cao hơn giới hạn tối đa cho phép hàng nghìn lần.

Cụ thể, tại lò đốt rác thải công nghiệp tại Hải Dương có hàm lượng DRCs lên tới 46.800 pg TEQ/Nm3, cao gấp 81 lần mức cho phép.

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong số 5 mẫu lấy từ 2 trạm xử lý chất thải nguy hại và 1 công ty môi trường thì có 3 mẫu vượt tiêu chuẩn, trong đó 1 mẫu vượt tới 5.000 lần.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, do phần lớn các lò đốt hiện nay đều sử dụng công nghệ lạc hậu nên dẫn đến việc xả thải dioxin và gây ô nhiễm môi trường.

6 tháng để chấn chỉnh

Trao đổi với VietNamNet, TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (VEA), Bộ TN&MT cho hay, hiện tại, VEA đã ban hành quy chuẩnmới về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt nhằm hạn chế các lò đốt không đảm bảo kỹ thật, gây phát sinh nguồn phát thải dioxin.

Quy chuẩn mới được đưa ra tại Thông tư số 03/2016 của Bộ TN&MT, ban hành ngày 10/3 vừa qua và sẽ có hiệu lực từ 1/5 tới đây.

Theo đó, các yêu cầu kỹ thuật của lò đốt rác cũ gần như không có thay đổi so với các quy chuẩn áp dụng trước đó. Các yêu cầu về thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt rác thải sinh hoạt cũng không có nhiều thay đổi.

Riêng tham số về hàm lượng dioxin/furan được đưa áp dụng mức 0,6 ngTED/Nm3, song có tính thêm hệ số khu vực. Theo đó, những khu vực nội thành đô thị đặc biệt như Hà Nội phải tính hệ số 0,6, nghĩa là hàm lượng dioxin được giới hạn ở mức chỉ 0,36 ngTED/Nm3. Trong khi đó, khu vực nông thôn được tính hệ số 1,2 và khu vực nông thôn miền núi được tính hệ số 1,4.

Ông Tùng cho biết, sau khi quy chuẩn mới có hiệu lực, sắp tới các địa phương sẽ tiến hành rà soát trước để chấn chỉnh lại hoạt động của các lò đốt rác thải sinh hoạt trong cả nước.

"Theo quy chuẩn mới ban hành, các lò đốt rác thải sẽ có 6 tháng để khắc phục các tồn tại dẫn tới việc phát thải các chất ô nhiễm không khí cao vượt mức", ông Tùng cho biết thêm.

Theo đó, các lò đốt rác thải sinh hoạt hoạt động trước ngày ban hành quy chuẩn mới (10/3) sẽ được miễn áp dụng quy định về "giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí" trong vòng 6 tháng. Các quy định khác được miễn áp dụng trong vòng 3 năm.

90% phơi nhiễm dioxin là từ thực phẩm

lò đốt rác sinh hoạt, phát thải dioxin vượt mức, Bộ TN&MT

Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxin, TCDD là nhóm độc nhất.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, các nguồn phát thải dioxin bao gồm: Hoạt động sản xuất hóa chất công nghiệp như thuốc diệt cỏ, hoạt động đốt rác thải sinh hoạt và y tế, quá trình tẩy trắng giấy và bột giấy. Ngoài ra, việc hút thuốc lá cũng có một lượng nhỏ dioxin.

Nguy hại nhất là các loại dioxin từ các nguồn phát thải này đi vào nguồn nước từ đó có thể đi vào nước uống và thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Theo thống kê, hơn 90% số người bị phơi nhiễm dioxin là do thực phẩm chủ yếu từ thịt và các sản phẩm từ sữa, cá và động vật có vỏ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc phơi nhiễm dioxin gây ra nguy cơ về sinh sản và phát triển, tổn thương hệ miễn dịch, cản trở các hóc-môn và có thể gây ung thư cho người.

Theo tổ chức này, để tránh phơi nhiễm với dioxin, cần tránh ăn mỡ động vật và ăn các loại thức ăn ít béo. Ngoài ra, ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc để tránh phơi nhiễm dioxin do ăn uống từ một nguồn duy nhất cũng quan trọng.

Tại Việt Nam, từ năm 1961, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng hợp chất trộn giữa thuốc diệt cỏ 2,4D và 2,4,5-T để rải xuống khu vực của Việt Nam (gọi là chất độc da cam). Trong đó, 2,4,5-T có chứa TCDD là chất dioxin cực kỳ độc hại. Theo ước tính, tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370 kg. Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong hơn 25.000 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Cho tới nay, chất độc màu da cam do Mỹ rải xuống vẫn để lại những di chứng nặng nề cho người dân Việt Nam.

Lê Văn - vnexpress.net


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website