Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11411130
Trực tuyến: 18

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 4055
Gửi lúc 21:17' 12/04/2014
Việt Nam sẽ dừng sử dụng chất PCB gây ô nhiễm môi trường
Việt Nam sẽ dừng sử dụng Polyclo biphenyl (viết tắt là PCB) là một trong 23 nhóm chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được xem là “sát thủ vô hình” đối với môi trường và sức khỏe con người vào 2020


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), PCB đang được đánh giá từ nhóm 2 là nhóm có khả năng gây ung thư lên nhóm 1 là nhóm các chất gây ung thư. PCB sẽ được dừng sử dụng vào năm 2020 và tiêu huỷ an toàn vào năm 2028 tại VN.



Hợp chất độc hại PCB thường có trong máy biến thế cũ có thể gây ung thư


Tại sao PCB bị cấm sử dụng

PCB đã được minh chứng là hoá chất độc hại đến sức khoẻ con người và môi trường do có độc tính cao, khả năng tích tụ lâu dài trong môi trường và trong chuỗi thức ăn và khả năng lan truyền rộng.

Những người phơi nhiễm PCB có biểu hiện nhiễm độc như chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng, phù mặt và tay, thay đổi chức năng gan và hệ thống miễn dịch, suy nhược hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu hoá, hệ miễn dịch, phát sinh cách khối u, các bệnh ngoài da. Nhiều trường hợp ngộ độc PCB đối với các cá nhân và tập thể đã được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới.

Năm 2001, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (bao gồm PCB) đã được 172 quốc gia hưởng ứng và thông qua. VN là một trong các thành viên của công ước với cam kết dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và thải bỏ an toàn PCB năm 2028.

Quy định quản lý PCB tại VN

Chính phủ VN đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý nhằm quản lý vòng đời của các hóa chất, trong đó có PCB.

Việc nhập khẩu PCB như một loại sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Thông tư số 01/2006/TT-BCN. Việc nhập khẩu phế liệu có chứa PCB được quy định theo Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT của Bộ TN&MT và Bộ Công thương.

Quy chế số 1/QCLN-TCMT-TCHQ ngày 18/4/2013 về việc phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa Tổng Cục Hải Quan và Tổng Cục Môi trường trong quản lý đối với một số loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng đã được ban hành.

Liên quan đến việc vận chuyển PCB và các thiết bị chứa hóa chất PCB như một loại hàng hóa nguy hiểm Bên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số nghị định như Nghị định 104/2009/NĐ-CP, Nghị định 109/2006/NĐ-CP, Nghị định 29/2005/NĐ-CP).

Việc vận chuyển PCB và các thiết bị có chứa PCB trong trường hợp vận tải hàng hóa quốc tế phải tuân thủ Công ước Basel và Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển.

Liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP quy định PCB là một loại hóa chất độc hại phải hạn chế sản xuất, kinh doanh và phải xây dựng phiếu kiểm soát trong quá trình mua bán. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số quy định về sử dụng và quản lý PCB như Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg; Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP). Sau khi sử dụng và thải loại, PCB là một loại chất thải nguy hại chịu sự quản lý của Nhà nước tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT và các Quy chuẩn VN như QCVN 07:2009 (theo đó, ngưỡng PCB trong chất thải là 5 ppm);

Gần đây, một số quy chuẩn quan trọng liên quan đến hàm lượng cho phép của PCB trong môi trường đã được xây dựng như: QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 41:2011/BTNMT; QCVN 43:2012/BTNMT; QCVN 56:2013/BTNMT.

Ngoài các văn bản pháp lý nói trên, Dự án Quản lý PCB tại VN cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn phân tích PCB và các hướng dẫn kỹ thuật về nhận biết, quản lý, dán nhãn, sử dụng, tiêu hủy, thải loại và đăng ký chủ nguồn thải nguy hại PCB.

Quy định an toàn PCB tại DN

Hiện nay phần lớn các DN chưa đưa ra được quy định về an toàn PCB cho người lao động, bao gồm phòng ngừa và xử lý sự cố PCB. Dự án quản lý PCB tại VN đang hỗ trợ các DN sử dụng, bảo dưỡng và tiêu huỷ thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, máy cắt... xác định PCB trong các thiết bị và vật liệu.

Trong khi chưa có kết luận về nồng độ PCB trong thiết bị và vật liệu sử dụng, mọi thiết bị và vật liệu liên quan đến dầu cách điện đều có thể nhiễm PCB và cần có các quy định an toàn để đảm bảo sức khoẻ người lao động và cộng đồng.

Theo H.Oanh

(Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website