Thủ tục văn bản

Thống kê

Lượt truy cập: 11429887
Trực tuyến: 9

Liên kết website

quan trắc môi trường 1
quan trắc môi trường 2
quan trắc môi trường 3
quan trắc môi trường 4
Số lượt xem: 6217
Gửi lúc 11:03' 19/10/2013
Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư cần được coi trọng đúng mức

Theo quy định, khi tiến hành triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT). Tuy nhiên, quy trình này thường được chủ đầu tư và các bên liên quan xem nhẹ để nhanh chóng “hợp thức hóa” dự án đầu tư. Theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005 thì ĐGTĐMT là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.

Theo quy định, khi tiến hành triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT). Tuy nhiên, quy trình này thường được chủ đầu tư và các bên liên quan xem nhẹ để nhanh chóng “hợp thức hóa” dự án đầu tư.  

 

Ảnh: Tiên Giang

Nhiều chủ đầu tư...…lơ là!

Theo khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005 thì ĐGTĐMT là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Tuy nhiên, từ khâu thẩm định, phê duyệt cho đến cấp giấy phép xây dựng dự án, không chỉ các chủ đầu tư mà ngay cả cơ quan chính quyền liên quan vẫn còn xem nhẹ quy trình này, đánh giá các báo cáo ĐGTĐMT qua loa để “hợp thức hóa” dự án đầu tư nên đã có không ít dự án đầu tư gây tác động rất lớn đến môi trường. 

Theo một số chuyên gia môi trường, nhiều dự án đầu tư có báo cáo ĐGTĐMT thiếu cả dữ liệu về môi trường và các số liệu quan trắc, cũng như khả năng tác động đến môi trường xung quanh sau khi dự án hoàn thiện. Việc lập ĐGTĐMT cho một dự án đầu tư còn gặp nhiều bất cập, nhất là ở việc các báo cáo ĐGTĐMT bao giờ cũng chỉ tập trung vào các tác động có hại trực tiếp trước mắt của vấn đề môi trường mà ít quan tâm đến tác động gián tiếp lâu dài và tác động đến xã hội. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ năng lực chuyên môn quản lý ĐGTĐMT tại các địa phương còn rất hạn chế vì trình độ đào tạo về quản lý và đánh giá môi trường vẫn chưa cao. Đặc biệt, trong quá trình tiến hành lập báo cáo ĐGTĐMT, các chủ đầu tư thường bỏ qua quy trình tham vấn cộng đồng theo quy định hoặc chỉ làm khi thấy thật sự cần thiết và bị bắt buộc từ các cơ quan địa phương. 

Theo bà Nguyễn Hoàng Phượng – Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), quy trình tham vấn cộng đồng được chủ đầu tư gửi UBND xã, cộng đồng địa phương và các bên liên quan trong 15 ngày làm việc tính từ thời điểm gửi văn bản tham vấn và các tài liệu tóm tắt. Do đó, vấn đề đối thoại giữa chủ đầu tư và đại diện cộng đồng chỉ thực hiện khi UBND xã cảm thấy cần thiết. Và sau 15 ngày theo quy định, cộng đồng dân cư không có ý kiến gì thì sẽ được coi như là nhất trí với kế hoạch của chủ đầu tư. Chính vì thế việc minh bạch các báo cáo ĐGTĐMT tại nơi đầu tư xây dựng dự án nhiều khi bị xem nhẹ.

ĐGTĐMT phải được công bố công khai

Ông Dương Thanh An – Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các quy định về ĐGTĐMT khi thực hiện dự án đầu tư giữa Luật BVMT và pháp luật về đầu tư hiện có nhiều sự chồng chéo. Theo đó, các báo cáo ĐGTĐMT phải được thực hiện khi dự án đầu tư đã xác định rõ về địa điểm, kết cấu công trình xây dựng... Trong trường hợp cộng đồng không đồng ý với ĐGTĐMT về làm công trình, dự án ở khu vực đó thì chủ đầu tư sẽ rất tốn kém. Do đó, nếu ở bước chuẩn bị chủ trương đầu tư có một báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ để xem xét dự án có phù hợp ở địa điểm đó hay không thì sẽ đỡ tốn kém cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện một dự án đầu tư. 

Một số ý kiến chuyên gia cho rằng, nên chăng phải có quy định về việc các báo cáo ĐGTĐMT thực hiện cùng thời điểm hoạch định dự án và lên ý tưởng về dự án, đặc biệt là những dự án quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật BVMT năm 2005 đang được hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 tới. Có ý kiến góp ý, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi lần này cần bổ sung những đánh giá tác động xã hội khi thực hiện, qua đó, chúng ta sẽ có thể tính toán được mức thiệt hại gián tiếp khi suy thoái môi trường, vấn đề sức khỏe và mất sinh kế trong trường hợp thực hiện dự án. 

Theo ông Nguyễn Đức Tùng – Viện Môi trường và Phát triển bền vững, chúng ta cần phải có hệ thống luật và văn bản dưới luật về ĐGTĐMT đối với các dự án phát triển cần thiết. Ngoài ra, các báo cáo ĐGTĐMT của dự án đầu tư cần được công bố một cách công khai tại các UBND các cấp liên quan, các cơ quan quản lý môi trường trong một thời gian nhất định, tối thiểu là từ 2 - 3 tháng. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng cần được tham vấn trong giai đoạn hậu thẩm định báo cáo ĐGTĐMT để giúp kiểm tra việc chủ đầu tư dự án đã thực hiện đúng quyết định về ĐGTĐMT đã được thẩm định hay không…

Nguồn: http://muasamcong.vn


Các tin mới



Các tin khác



VIDEO

may-phan-tich-cacbon
sac-ky-khi
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
quang-pho-hap-thu-nguyen-tu
sac-ky-long-cao-ap-HPLC

 

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - VIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP 

 

CENTRE FOR ENVIRONMENTAL ANALYSIS AND TECHNOLOGY TRANSFER 

 

Phố Sa Đôi, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam


Sa Doi street, Phu Do ward, Nam Tu Liem district, Hanoi, Vietnam


0243 789 2397 (Giờ hành chính)

                                                  0243 996 1661 (Tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ và kỹ thuật 24/24)


Email: ceat@vietnamlab.org

Designed by Thiet ke website